Quy cách đóng gói

QUY CÁCH ĐÓNG GÓI

Trong quá trình vận chuyển để đảm bảo hàng không bị bể, vỡ thì khách hàng cần lưu ý đến cách đóng gói hàng hóa. Sau đây AVG Cargo xin đưa ra một vài hướng dẫn về quy trình đóng gói hàng hóa để đảm bảo an toàn cho hàng hóa của quý khách.

  • MÃ KHÁCH HÀNG: 1 0 1 (1: Khách hàng ÚC / 0: Khách hàng TƯ NHÂN/ 1: Số thứ tự)
  • MÃ BƯU KIỆN THEO THỨ TỰ (STT Kiện/ tổng số kiện)
  • Nếu gom hàng hóa của khách lẻ vào chung thùng carton thì cần ghi rõ thông tin: Mã số khách hàng + số kiện như hình dưới. MS101 (mã số khách hàng) + 1/10: mặt hàng thứ nhất trên tổng số 10 mặt hàng của khách hàng 101.

  • Nếu khách gửi số lượng nhiều theo từng thùng carton riêng thì chỉ cần ghi rõ thông tin bên ngoài thùng (Mã số khách hàng – Tên, địa chỉ – mã số kiện) như hình.

Ví dụ: MS 101 (1/10) – Đào Văn A – Số nhà 5, Ngõ 30 Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội. (không nên ghi địa chỉ ,sdt của thể chỉ ghi mã code để đảm bảo bí mật khách hàng)

1. Đóng gói đồ điện tử, đồ công nghệ

  • Loại hàng hóa: máy tính xách tay, máy in,…
  • Với loại hàng hóa này, bạn phải bọc quanh hàng hóa tấm đệm xốp bọt sau đó bọc nilon nổ và đóng trong các thùng carton 3 lớp hoặc 5 lớp để tránh va chạm.

2. Đóng gói mỹ phẩm

  • Loại hàng hóa: các mặt hàng mỹ phẩm, chăm sóc da, chăm sóc tóc …
  • Niêm phong nắp lọ, chai để tránh chất lỏng chảy ra ngoài (băng dính hay bọc lại bằng các tấm vải, xốp mỏng)
  • Nên xếp các sản phẩm trong những thùng carton có vách ngăn hoặc có thể chèn thêm các vật liệu khác như bọt khí, mút, xốp… để bảo vệ hàng hóa.

3. Đóng gói văn phòng phẩm

  • Loại hàng hóa: sách, tạp chí, bản đồ, tranh vẽ…
  • Bọc nilon để tránh va chạm gây xước khi đặt trong thùng, hộp carton.

4. Đóng gói hàng hóa dễ vỡ

  • Loại hàng hóa: đồ thủy tinh, đồ gốm, tượng…
  • Bọc hàng chắc chắn bằng giấy gói hoặc nilon nổ, bìa, xốp… sau đó đóng hàng trong thùng carton 5 lớp để đảm bảo sự chắc chắn.
  • Thùng carton đựng các mặt hàng dễ vỡ cũng nên ghi rõ ký hiệu cảnh báo để khi vận chuyển cẩn thận hơn.

Lưu ýChụp ảnh trong quá trình hoành thành đóng kiện để kiểm tra thiếu sót, rách vỡ đối chiếu khi có phát sinh.

Một vài nguyên tắc nên chú ý:

  • Gói hàng phải có 1 bề mặt nhẵn, phẳng để đảm bảo dán được bill gửi (có in thông tin người nhận và người gửi) lên trên.
  • Không nên sử dụng giấy, vải để đóng gói. Nên sử dụng băng dính để dán bên ngoài thùng, không nên dùng dây thừng, dây vải … để buộc hàng.
  • Nếu hàng hóa có hóa đơn hoặc các giấy tờ hướng dẫn sử dụng thì nên bỏ vào phía bên trong thùng hàng trước khi đóng gói chứ không dán bên ngoài thùng.